Dự toán chống mối công trình xây dựng năm 2024

Định mức dự toán chống mối công trình là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình thiết kế xây dựng và bảo dưỡng công trình. Đây không chỉ là việc ước lượng chi phí mà còn là bước quan trọng để đảm bảo tính chất lượng, an toàn và sự bền vững của công trình. Việc lập dự toán cẩn thận và chi tiết giúp xác định nguồn lực cần thiết, tránh lãng phí tài nguyên và đồng thời đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.

Dự toán, định mức chống mối công tình

I. CƠ SỞ LẬP DỰ TOÁN CHỐNG MỐI CÔNG TRÌNH

  • Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 01/07/2014 của Quốc Hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7.
  • Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  • Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
  • Các tiêu chuẩn đơn giá, định mức, thông tư, thông báo giá áp dụng cho dự toán bao gồm:
  1. Quyết định số 1776/2007/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức xây dựng cơ bản.
  2. Thông tư 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
  3. Quyết định số 06/1998/QĐ-BXD V/v ban hành tiêu chuẩn TCXD 2041998 – Bảo vệ công trình xây dựng, phòng chống mối cho công trình xây dựng mới – ngày 06/01/1998 của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
  4. TCVN 7958 : 2008 Bảo vệ công trình xây dựng – Phòng chống mối cho công trình xây dựng mới
  5. Định mức quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình ( công bố kèm theo quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 29/09/2008 của Bộ xây dựng).
  6. Quyết định 32/QĐ-TWH ngày 08/04/2014 của Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam V/v ban hành Định mức đơn giá dự toán phòng trừ mối cho công trình.
  7. Thông tư 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/2/2012 của Bộ NN&PTNT V/v ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.
  8. Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ xây dựng V/v hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  • Bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công công trình và các văn bản hiện hành khác

Căn cứ để định mức để dự toán chống mối công tình

>>> Xem nhanh:

II.DỰ TOÁN XỬ LÝ PHÒNG CHỐNG MỐI CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG MỚI

1. HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BAO NGOÀI CÔNG TRÌNH:

Hàng rào phòng mối bao ngoài là phần đất sát chân tường phía ngoài công trình được xử lý hoá chất để tạo thành lớp ngăn cách cản trở mối xâm nhập từ bên ngoài vào công trình hoặc từ nền đất theo tường lên phần trên của công trình.

Tùy theo từng công trình, hàng rào phòng mối bao ngoài có thể được thiết lập theo một trong các phương pháp sau:

1.1. TẠO HÀO PHÒNG MỐI BAO NGOÀI (MH B.10)

Đào hào rộng 40-50cm, sâu 60-80cm sát chân tường phía ngoài. Lấp đất hoặc cát trở lại hào, đồng thời tiến hành xử lý phần đất hoặc cát đó bằng thuốc bột hoặc các loại dung dịch EC, SC tương đương. Hỗn hợp đất thuốc phải được đầm chặt và có lớp bảo vệ ở bề mặt.

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ lớp nền.

b) Nội dung công việc:

Xác định vị trí hào theo bản vẽ thiết kế.

Đào hào theo kích cỡ thiết kế. Trong khi đào, nếu phát hiện có tổ mối ở vị trí hào hoặc khu vực liền kề phải tiến hành xử lý diệt mối.

Lấp hào bằng đất vừa đào lên hoặc bằng cát đen, xử lý đất bằng dung dịch EC, SC hoặc rải thuốc bột. Trong quá trình lấp, nhặt bỏ rễ cây, các mảnh gỗ, gạch đá có kích thước to ra khỏi hào. Nếu có cốt pha kẹt không tháo bỏ được phải phun xử lý bằng thuốc bảo quản.

Hoàn trả mặt bằng tại vị trí vừa xử lý, tạo bề mặt để bảo vệ bề mặt tránh mưa nắng.

c) Định mức công tác xử lý 1m3 hào phòng mối bao ngoài
TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Vật liêu
Thuốc bột PMS 100 CP Kg 10-12
Thuốc bột Wopro2 10FG Kg 14-18
Dung dịch EC hoặc SC Lít 15-18
Ống cao su áp lực m 0,01
Thùng pha chế thuốc cái 1
Vật liệu khác: % 20
2 Nhân công
Công đào, lấp hào Công  Theo XDCB (*)
Công xử lý (Thợ bậc 4/7) Công 0,2
 3 Máy
Máy phun hoá chất (trường hợp dùng dung dịch EC hoặc SC) Ca 0,04
  Máy dầm Ca 0,3

Ghi chú:

  • Công đào hào bao ngoài thường phải tính là đất cấp III trở lên vì hào bao ngoài thường được thi công ở gần giai đoạn hoàn thiện của công trình, khi đó phần đất tại chân công trình có lẫn rất nhiều vật liệu thải như gạch vỡ, đá, xi măng, vữa trát rơi xuống đông kết lại…
  • Đối với các công trình có tầng hầm, có thể tăng chiều sâu của hào bao ngoài hoặc bổ sung xử lý phần bên dưới hào bằng cách khoan, thuốn sau đó bơm thuốc xuống. Mục đích là nhằm tạo lớp ngăn cách giữa toàn bộ phần âm của tầng hầm với đất tự nhiên xung quanh.

1.2. TẠO HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN NGOÀI BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOAN BƠM THUỐC: (MH B.l 1)

Xử lý phần đất sát chân tường phía ngoài bằng cách khoan lỗ tạo hàng rào và bơm thuốc chống mối xuống các lỗ khoan.

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình cải tạo và đang sử dụng.

b) Nội dung công việc:

Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế.
Khoan các lỗ khoan nằm dọc theo chân tường, cách nhau khoảng 30 cm, sâu 30-35cm, rộng phi 18-22mm.
Bơm thuốc phòng mối xuống các lỗ khoan.
Bịt các lỗ khoan bằng xi măng trắng hoặc bằng vật liệu khác tùy theo yêu cầu của từng công trình.

c) Định mức công tác xử lý cho 1 lỗ khoan hàng rào
TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Vật liêu
Dung dịch phòng mối dạng EC hoặc SC lít 2-3
Vật liệu khác: Theo mục 2 của IV phần A (mã hiệu A.41)
2 Nhân công
 3 Máy

1.3. TẠO HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN NGOÀI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THUỐN, BƠM THUỐC: (MH B.12)

Xử lý phần đất sát chân tường phía ngoài bằng cách thuốn lỗ và bơm thuốc chống mối xuống.

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với các công trình có nền đất là cát hoặc đất xốp.

b) Nội dung công việc:

Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế.
Đào một lớp đất bám sát chân tường bên ngoài với kích thước rộng 50cm, sâu l0cm. Sau đó dùng máy hoặc các dụng cụ thủ công để thuốn các lỗ (1 đến 3 hàng rào) lỗ thuốn có đường kính từ 18-22 mm với độ sâu từ 30 – 50cm. Lỗ thuốn cách nhau 30cm dọc theo chân tường, cách chân tường 20 cm. Vừa thuốn ta vừa bơm dung dịch thuốc phòng mối xuống các lỗ thuốn sao cho thuốc ngấm đều trong phạm vi ít nhất là 50cm.
Sau khi xử lý xong lấp đất hoàn trả lại mặt bằng ở vị trí vừa xử lý.

c) Định mức tính cho 1 m:
TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Vật liêu
Dung dịch phòng mối dạng EC hoặc SC lít 5-8
Vật liêu khác % 5
2 Nhân công
Công xử lý (Thợ bậc 4/7 ) Công 0,45
3 Máy
Máy phun hoá chất Ca 0,15
Máy đầm  Ca 0,1

2. DỰ TOÁN HÀNG RÀO PHÒNG CHỐNG MỐI BÊN TRONG CÔNG TRÌNH:

Hàng rào phòng mối bên trong là phần đất sát chân tường bên trong công trình được xử lý hoá chất để tạo thành lớp ngăn cách cản trở mối xâm nhập từ nền đất theo tường lên phần trên của công trình.

Tùy theo từng công trình, hàng rào phòng mối bên trong có thể được thiết lập theo một trong các phương pháp sau:

2.1 TẠO HÀO PHÒNG MỐI BÊN TRONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀO HÀO (MH B.20)

Đào hào rộng 30 – 50cm, sâu 40 – 50 cm sát chân tường phía trong. Lấp đất hoặc cát trở lại hào, đồng thời tiến hành xử lý phần đất hoặc cát đó bằng thuốc bột hoặc các loại dung dịch EC, SC tương đương.

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ lớp nền.

b) Nội dung công việc:

Xác định vị trí hào theo bản vẽ thiết kế.
Đào hào theo kích cỡ thiết kế. Trong khi đào, nếu phát hiện có tổ mối ở vị trí hào hoặc khu vực liền kề phải tiến hành xử lý diệt mối.
Lấp hào bằng đất vừa đào lên hoặc bằng cát đen, xử lý đất bằng dung dịch EC, SC hoặc rải thuốc bột. Trong quá trình lấp, nhặt bỏ rễ cây, các mảnh gỗ, gạch đá có kích thước to ra khởi hào. Nếu có cốp pha kẹt không tháo bỏ được phải phun xử lý bằng thuốc bảo quản.
Hoàn trả mặt bằng tại vị trí vừa xử lý, tạo bề mặt để bảo vệ bề mặt tránh mưa nắng.

c) Định mức công tác xử lý 1 m3 hào phòng mối bên trong
TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Vật liêu
Thuốc bột PMS 100 CP Kg 10-12
Thuốc bột Wopro2 10FG Kg 14-18
Dung dịch EC hoặc SC Lít 15-18
Ống cao su áp lực m 0,01
Thùng pha chế thuốc cái 1
Vật liệu khác: % 20
2 Nhân công
Công đào, lấp hào Công  Theo XDCB (*)
Công xử lý (Thợ bậc 4/7) Công 0,2
 3 Máy
Máy phun hoá chất (trường hợp dùng dung dịch EC hoặc SC) Ca 0,04

2.2. TẠO HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN TRONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHOAN, BƠM THUỐC: (MH B.21)

Xử lý phần đất sát chân tường bên trong công trình bằng cách khoan lỗ và bơm thuốc chống mối xuống các lỗ khoan.

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình cải tạo và đang sử dụng.

b) Nội dung công việc:

Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế.
Khoan các lỗ khoan nằm dọc theo chân tường, cách nhau 30 cm, sâu 20cm, rộng phi 14-18 mm.
Bơm thuốc phòng mối xuống các lỗ khoan.
Bịt các lỗ khoan bằng xi măng trắng hoặc bằng vật liệu khác tùy theo yêu cầu của từng công trình.

c) Định mức công tác xử lý 1 lỗ khoan hàng rào trong
TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Vật liêu
Dung dịch phòng mối dạng EC hoặc SC lít 1-2
Vật liệu khác: Theo mục 2 của IV phần A (mã hiệu A.41)
2 Nhân công
 3 Máy

2.3. TẠO HÀNG RÀO PHÒNG MỐI BÊN TRONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THUỐN, BƠM THUỐC: (MH B.22)

Xử lý phần đất sát chân tường phía ngoài bằng cách thuốn lỗ và bơm thuốc chống mối xuống.

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ bỏ lớp nền. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với các công trình có nền đất là cát hoặc đất xốp. Các công trình có nền đất cứng, đất sét, không áp dụng phương pháp này.

b) Nội dung công việc:

Xác định vị trí cần xử lý theo bản vẽ thiết kế.
Đào một lớp đất bám sát chân tường bên ngoài với kích thước rộng 30cm, sâu 10 cm. Sau đó dùng máy hoặc các dụng cụ thủ công để thuốn các lỗ có đường kính từ l-2cm với độ sâu từ 30 – 40cm. Số lượng lỗ thuốn từ 15 -20 lỗ/m2. Vừa thuốn ta vừa bơm dung dịch thuốc phòng mối xuống các lỗ thuốn.
Sau khi xử lý xong lấp đất hoàn trả lại mặt bằng ở vị trí vừa xử lý.

c) Định mức tính cho 1 m:
TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Vật liêu
Dung dịch phòng mối dạng EC hoặc SC lít 3-4
Vật liêu khác % 5
2 Nhân công
Công xử lý (Thợ bậc 4/7 ) Công 0,15
3 Máy
Máy phun hoá chất Ca 0,06
Máy đầm  Ca 0,05

3. DỰ TOÁN CHỐNG MỐI XỬ LÝ MẶT NỀN CÔNG TRÌNH:

3.1. PHÒNG MỐI NỀN CÔNG TRÌNH XÂY MỚI (MÃ HIỆU B.30)

Nền đất tự nhiên bên trong công trình được xử lý phòng mối bằng thuốc bột hoặc dung dịch.

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng công trình xây dựng mới hoặc công trình cải tạo có dỡ lớp nền.

b) Nội dung công việc:

San lấp nền công trình bằng hoặc gần bằng cốt thiết kế (Phần việc này do bên xây dựng thực hiện).

Nhặt bỏ các loại tạp chất có chứa Xenlulô như: rễ cây, mảnh gỗ tạp…

c) Biện pháp xử lý:

Thuốc dạng lỏng: Tạo lớp dung dịch thuốc đều trên mặt nền đất trước khi đổ bê tông.
Thuốc dạng bột: Rải lớp thuốc đều trên nền đất trước khi đổ bê tông.
Rải (hoặc phun) thuốc phòng mối lên toàn bộ mặt nền.
Ở khu vực có mức độ xâm hại của mối cao, trong đất có nhiều tàn dư thực vật, chất thải có Xenlulô (Ví dụ: khu đất trước dây là bãi rác) hoặc được san lấp bằng nguồn đất có nhiều mối (ví dụ: đất đồi), nếu dùng thuốc bột phải tăng cường phun thêm dung dịch EC hoặc SC lên nền công trình trước khi rải lớp thuốc bột với định mức từ 0,5 – 1,5 lít/m2.

d) Định mức tính cho 01 m2 xử lý phòng mối nền:
TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Vật liêu
Thuốc bột PMS 100 CP Kg 1-2
Thuốc bột Wopro2 10FG Kg 0,6
Dung dịch EC hoặc SC Lít 3-5
Ống cao su áp lực m 0,01
Thùng pha chế thuốc cái 1
Vật liệu khác: hoá chất diệt mối, mồi nhử, hoá chất phun cốt pha kẹt % 13
2 Nhân công
Công đào, lấp hào Công  Theo XDCB (*)
Công xử lý (Thợ bậc 4/7) Công 0,13
 3 Máy
Máy phun hoá chất (trường hợp dùng dung dịch EC hoặc SC)
Phun dưới 2,5 lít dung dịch EC hoặc SC
Phun trên 2,5 lít dung dịch EC hoặc SC ca 0,07
Máy bơm nước 0,75 kw ca 0,06

3.2. PHÒNG MỐI NỀN CÔNG TRÌNH CẢI TẠO (MH B.31)

Nền đất tự nhiên bên trong công trình được xử lý phòng mối bằng cách khoan lỗ qua lớp kết cấu nền và bơm dung dịch EC hoặc SC xuống.

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình cải tạo không có điều kiện bóc bỏ lớp nền hoặc công trình xây mới nhưng đã đổ bê tông lót.

b) Nội dung công việc:

Khoan các lỗ khoan theo hình lưới khắp vị trí nền cần xử lý. Các lỗ khoan sâu ≥ 10 cm, cách nhau 30 cm, đường kính 14-18 cm.
Bơm dung dịch thuốc phòng mối dạng EC hoặc SC xuống các lỗ khoan.
Bịt các lỗ khoan bằng xi măng trắng hoặc bằng vật liệu khác tùy theo yêu cầu của từng công trình.

c) Định mức tính cho 01 m2:

TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Vật liêu
Dung dịch phòng mối dạng EC hoặc SC lít 4-5
Vật liệu khác: Theo mục 2 của IV phần A (mã hiệu A.41)
2 Nhân công
 3 Máy

4. CÔNG TÁC XỬ LÝ TƯỜNG, PHẦN MÓNG CÔNG TRÌNH (MÃ HIỆU B.40)

Phần tường, móng công trình được phun dung dịch phòng mối dạng EC hoặc SC lên bề mặt.

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây mới và công trình cải tạo.

b) Nội dung công việc:
Xác định khu vực cần phun xử lý phòng mối.
Chuẩn bị thang hoặc dàn giáo (trong trường hợp phun tường).
Phun dung dịch phòng mối dạng EC hoặc SC lên bề mặt cho ngấm kỹ.

c) Định mức tính cho 1 m2:

TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Vật liêu
Dung dịch phòng mối dạng EC hoặc SC lít 1-2
Vật liêu khác % 5
2 Nhân công
Công xử lý (Thợ bậc 4/7 ) Công 0,1
3 Máy
Máy phun hoá chất Ca 0,05

5. DỰ TOÁN XỬ LÝ PHÒNG CHỐNG MỐI SÀN CÁC TẦNG: (MH B.50)

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho công trình xây mới hoặc cải tạo có bóc bỏ lớp gạch lát và đồng thời thuộc một trong các loại công trình sau: Công trình nằm khu vực có mức độ xâm hại của mối cao; Công trình có nhiều kết cấu gỗ lát sàn, ốp tường; Công trình đặc biệt như: Nhà lưu trữ, tàng thư….

b) Nội dung công việc:

Xác định khu vực cần phun xử lý phòng mối.
Vệ sinh sàn trước khi phun thuốc.
Phun dung dịch phòng mối dạng EC hoặc SC lên bề mặt.

c) Định mức tính cho 1 m2:

TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Vật liêu
Dung dịch phòng mối dạng EC hoặc SC lít 1-2
Vật liêu khác % 5
2 Nhân công
Công xử lý (Thợ bậc 4/7 ) Công 0,1
3 Máy
Máy phun hoá chất Ca 0,05

6. XỬ LÝ PHÒNG MỐI CÁC KHU VỰC KHÁC TRÊN NỀN CÔNG TRÌNH (MH B.60)

Một số vị trí đặc biệt như các đường ống kỹ thuật, dây cáp đi qua nền công trình, các khe phòng lún, sàn panel cần phải được xử lý tăng cường thuốc vì mối thường lợi dụng các vị trí này để xâm nhập công trình.

a) Điều kiện áp dụng:

Áp dụng cho tất cả các trường hợp nếu điều kiện mặt bằng cho phép.

b) Nội dung công việc:

Tại các vị trí nền có các đường ống, dây cáp đi từ nền lên phần trên của công trình: Tăng cường rải thuốc bột, phun dung dịch EC hoặc SC tại vị trí nền đất có đường ống đi qua.
Tại các vị trí hào có các đường ống, dây cáp đi qua: Tăng cường định mức thuốc xử lý hào phòng mối tại vị trí đó.
Các khe phòng lún: Rải thuốc bột hoặc phun dung dịch EC hoặc SC dọctheo khe phòng lún.
Sàn panel: Phun dung dịch EC hoặc SC vào bên trong khoang rỗng của panel.

c) Định mức:

TT Chi phí Đơn vị Định mức
1 Định mức cho 1 m2 nền có các đường ống, dây cáp đi lên phía trên (*)
Vật tư:
Thuốc bột Kg 2,5
2 Định mức cho 01 m3 hào có các đường ống, dây cáp đi qua (*)
Vật tư:
Thuốc PMS 100 bột – Thuốc Wopro210FG Kg 7
Dung dịch EC hoặc SC lít 5
 3 Định mức cho 1m chiều dài khe phòng lún
Máy phun hoá chất (trường hợp dùng dung dịch EC hoặc SC)
Thuốc PMS 100 bột – Thuốc Wopro210FG kg 7
Dung dịch EC hoặc SC lít 5
4 4 Xử lý panel cho 1 m chiều dài
Dung dịch EC hoặc SC lít 2

Ghi chú:(*) Đây là định mức thuốc tăng cường thêm ngoài phần thuốc đã tính để xử lý khu vực này.

III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA DỰ TOÁN CHỐNG MỐI CÔNG TRÌNH

Định mức dự toán chống mối công trình xây dựng cũng giúp dự đoán và ứng phó với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng, như thay đổi về vật liệu, biến động giá cả, hoặc các yếu tố không mong muốn khác. Việc có một dự toán chặt chẽ giúp quản lý rủi ro và tối ưu hóa nguồn lực một cách hiệu quả, từ đó đảm bảo sự hoàn thành công trình đúng tiến độ, không vượt quá ngân sách dự kiến và đạt được mục tiêu chất lượng mong muốn.

Đặc biệt, việc thực hiện dự toán chống mối công trình còn tạo ra sự minh bạch và trách nhiệm trong quản lý dự án xây dựng. Nó tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các bên liên quan, từ chủ đầu tư, nhà thầu đến các chuyên gia kiểm định, tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và minh bạch.

Tóm lại, dự toán chống mối công trình không chỉ là công việc đơn thuần về số liệu và chi phí, mà còn là nền tảng quan trọng để đảm bảo sự thành công và bền vững của mọi công trình xây dựng.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp công ty dịch vụ phòng chống mối công trình xây dựng Kiểm Dịch. Đội ngũ KTV sẽ tư vấn tận tâm, chi tiết !

Trung tâm công ty diệt mối – Diệt côn trùng tại nhà chuyên nghiệp

  • Trụ sở chính: Số 358 Giải Phóng – Hoàng Mai – Hà Nội
  • VP TP.HCM: Số 45/1 Gò Cẩm Đệm, Phường 10, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
  • VP Đà Nẵng: 68/23 Nguyễn Hữu Thọ, Hòa Thuận Nam, Hải Châu, TP.Đà Nẵng
  • Hotline: 0962181767 hoặc 0983558799
  • Email: dietmuoi247@gmail.com – Website: kiemdichhanoi.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay