Đặc điểm các loại muỗi chính ở Việt Nam và cách phòng chống

Các bạn đang tìm hiểu về các loại muỗi ở Việt Nam. Muỗi là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lây truyền như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, Zika, sốt rét… Có rất nhiều cách để phòng tránh các loài muỗi gây bệnh. Để phòng tránh hiệu quả các bạn nên tìm đơn vị phun thuốc diệt muỗi tại nhà xử lý. Mời các bạn tìm hiểu về ba loài muỗi chủ yếu ở Việt Nam nhé.

Đặc điểm các loài muỗi chủ yếu ở Việt Nam

Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn)

Đặc điểm các loại muỗi Aedes (muỗi vằn) ở Việt Nam

Muỗi Aedes aegypti, hay còn gọi là muỗi vằn do có vằn trắng trên cơ thể, sống trong nhà, gần khu vực có nhiều người. Muỗi thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu, chỗ tối trong nhà. Một số nơi trú ngụ, đậu lại ưa thích của chúng là mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm treo cửa trong phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm và bếp, tủ, hốc, gậm giường, sau rèm. Chúng ít khi đậu trên tường.

Ở những nơi đó chúng tránh được gió, mưa và phần lớn các loài ăn thịt khác, giúp chúng sống lâu hơn. Do đó, khả năng chúng sẽ sống đủ lâu để nhiễm virus từ một người bệnh nào đó và ủ bệnh, truyền bệnh cho người khác cũng tăng lên.

Muỗi Aedes aegypti gây bệnh như thế nào

Các loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước trong nhà. Khu vực quanh nhà có nước đọng như (chai lọ, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng,…). Trứng nở khi tiếp xúc với nước. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong suốt nhiều tháng. Trong suốt vòng đời, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.
Muỗi Aedes gây sốt xuất huyết đốt người mạnh nhất lúc sáng sớm và chiều tối.
Virus dengue không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Nó được truyền sang người chủ yếu qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti. Muỗi gây sốt xuất huyết đốt người mạnh nhất lúc sáng sớm và chiều tối.

Muỗi Aedes hoạt động vào thời gian nào?

Mặt trời lặn
Muỗi gây sốt xuất huyết hoạt động mạnh nhất lúc sáng sớm và chiều tối
Muỗi cái Ae.aegypti trưởng thành tiến hành hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở. Trong một chu kỳ sinh thực, muỗi có thể hút máu nhiều lần. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2 – 5 ngày. Aedes aegypti hiện đã tiến hóa thành loài hút máu ngắt quãng. Đặc biệt thích đốt nhiều người trong thời gian hút máu. Điều này khiến Aedes aegypti trở nên có khả năng gây dịch cao.

Muỗi Aedes aegypti là loài hoạt động hút máu vào ban ngày. Thời gian cao điểm đốt người của nó là vào lúc sáng sớm lúc mặt trời mọc và chiếu tối trước hoàng hôn, đặc biệt là vào khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên chúng vẫn hoạt động hút máu suốt cả ngày, thậm chí vào ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp).
Chính vì vậy, để phòng tránh bị muỗi cắn, mọi người không nên ở những nơi tối, cây cối rậm rạp trong khoảng thời gian này, cũng như không nên để trẻ chơi đùa ở đây. Trong một số trường hợp bắt buộc, ví dụ như do công việc, người ở những nơi ẩm thấp, ánh sáng kém trong khoảng thời gian này cần mặc áo dài tay, sử dụng kem thoa,… để hạn chế nguy cơ bị muỗi cắn.

Muỗi Anopheles

Phun thuốc diệt muỗi tại nhà số 1

Muỗi Anopheles thuộc họ Culicidae, họ phụ Anophelinae. Chu kỳ sinh sản của muỗi trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn ở dưới nước gồm trứng, bọ gậy và lăng quăng; giai đoạn trên cạn có muỗi trưởng thành. Muỗi Anopheles được xác định là trung gian truyền bệnh sốt rét với những đặc điểm riêng so với các loài muỗi khác.

Đặc điểm chung của muỗi Anopheles

Sự sinh sản của muỗi Anopheles phụ thuộc vào các thủy vực hay điểm nước như vũng nước, ao hồ, ruộng nước, suối, khe, giếng nước… có mặt tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Bọ gậy và lăng quăng muỗi sống được ở nhiệt độ nước từ 10 đến 40oC. Thời gian phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành ở nhiệt độ 20oC là 28 ngày và ở nhiệt độ 31oC là 7 ngày.

Tuổi thọ của muỗi trưởng thành cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Trung bình muỗi cái sống được từ 3 đến 4 tuần, muỗi đực chỉ sống khoảng vài ngày. Mỗi loại muỗi có những yêu cầu về nhiệt độ sinh trưởng khác nhau. Độ ẩm của môi trường tương đối thích hợp để muỗi sinh trưởng là trên 50%, nếu độ ẩm dưới 50% thì chúng thường bị chết. Để có được nhiệt độ và ẩm độ phù hợp, muỗi Anopheles chọn chỗ trú đậu ở những nơi có khí hậu thuận lợi.

Muỗi Anopheles đực không hút máu người và các loại động vật nên không có vai trò truyền bệnh. Trái lại muỗi Anopheles cái có nhiệm vụ sinh sản nên cần phải hút máu người và các loại động vật để thực hiện được chức năng này, đồng thời có vai trò truyền bệnh; chúng có nhịp sống khá đều đặn, trú ẩn ở những nơi thích hợp.

Thời gian hoạt động

Thời gian muỗi bay đi tìm mồi để chích đốt máu cũng tùy từng loài như muỗi Anopheles minimus thích đốt máu người nhiều vào giữa đêm, còn muỗi Anopheles dirus thích đốt màu người từ nửa đêm về sáng. Tùy theo chỗ trú ẩn, các nhà khoa học đã xếp muỗi Anopheles theo loài muỗi ưa trú ẩn ở trong nhà và loài muỗi ưa trú ẩn ở ngoài nhà; đối với loài muỗi ưa trú ẩn ở trong nhà sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất diệt côn trùng tác động khi thực hiện biện pháp phòng chống.

Trên thực tế khả năng hoạt động khuếch tán của muỗi Anopheles trưởng thành có thể từ một vài kilomét đến vài chục kilomét nếu có điều kiện thuận gió và không có vật cản. Ngoài ra muỗi Anopheles còn có thể hoạt động khuếch tán theo các phương tiện vận chuyển bằng đường sông như trú các bè nứa, tàu thuyền…; đường bộ như tàu hỏa, ô tô… và đường hàng không như máy bay.

Tác hại của loài muỗi Anopheles

Trên thế giới có khoảng 400 loài muỗi Anopheles có tới 60 loài có khả năng truyền bệnh sốt rét. Ở Việt Nam cũng đã xác định có khoảng trên 60 loài muỗi Anopheles. Trong đó có 15 loài có khả năng truyền bệnh sốt rét gồm loài chính, loài phụ và loài nghi ngờ. Ở mỗi vùng sinh địa cảnh đều có một số loài muỗi đặc trưng riêng như vùng ven biển, đồng bằng, trung du, rừng núi.

Muỗi Culex

Đặc điểm các loại muỗi culex ở Việt Nam

Những sự thật về muỗi Culex
Muỗi Culex có tuổi thọ từ 10 đến 14 ngày
Vết cắn của nó gây ngứa và có thể đau
Muỗi Culex bay yếu
Hoạt động chủ yếu vào bình minh và hoàng hôn
Cơ thể to hơn những loài muỗi khác

Vòng đời của muỗi Culex

Trong suốt thời gian ngắn ngủi của mình, muỗi đực chỉ ăn mật hoa. Trong khi đó muỗi cái sẽ đi tìm máu để nuôi để nuôi dưỡng trứng. Đến thời kỳ sinh sản, muỗi Culex cái đẻ trứng trên mặt nước. Trứng được đặt thành cụm với nhau, ở những nơi không có thực vật.

Trứng thường được đẻ trong các vũng nước đọng, chậu cây, lốp xe hỏng, thùng phi… Muỗi cái đẻ 100-300 trứng một lần, trứng sẽ nở hai ngày sau đó.

Sau khi trứng nở, lăng quang sẽ sống trong nước khoảng 1-2 tuần, thỉnh thoảng trồi lên mặt nước để bổ sung oxy. Khi vào giai đoạn nhộng, nó sẽ dành thời gian của mình trên mặt nước từ 1 đến 4 ngày. Sau đó phá vỡ cái kén để xuất hiện như một người trưởng thành.

Khi đã trưởng thành, muỗi Culex sẽ vẫn đứng yên trên bề mặt nước cho đến khi cơ thể cứng hoàn toàn và làm cánh khô, sẵn sàng để bay. Loại muỗi cái sau đó sẽ đi tìm các bạn tình, hút máu và để trứng. Và như vậy, quá trình lặp đi lặp lại.
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường như nhiệt độ nguồn thức ăn, vòng đời của muỗi Culex có thể nhanh hoặc chậm.

Muỗi Culex nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù muỗi Culex không phải là tác nhân chính truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết và sốt vàng da, nhưng nó được cho là lây truyền các bệnh khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: virus West Nile, bệnh giun lươn, và viêm não nhật bản.

Cách phòng chống các loài muỗi nguy hiểm này

Không riêng gì ai, những vấn đề mà muỗi đem lại đều gây khó chịu. Muỗi không chỉ gây rắc rối về ban đêm mà ngay cả ban ngày. Do vậy việc phòng chống muỗi là điều cần thiết, để loại bỏ cảm giác ngứa ngáy khi bị muỗi tấn công. Đặc biệt phòng chống các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm do muỗi gây ra. Dưới đây là một số biện pháp phòng chống muỗi mà nhiều người đang áp dụng hiện nay:

Vệ sinh không gian môi trường

Không gian ẩm thấp, thiếu ánh sáng, bừa bộn là những tác nhân cho muỗi trú ngụ trong ngôi nhà. Nên việc dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, không để quần áo bẩn lâu ngày là cần thiết. Vì muỗi có đặc tính rất thích trú ngụ tại nơi có ít ánh sáng, ít gió. Và đặc biệt “thích” mùi mồ hôi cơ thể đọng lại trong quần áo bẩn chưa mang đi giặt.

Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ xung quanh ngôi nhà. Tránh để những chai lọ lưu đọng nước sẽ là nơi giúp muỗi đẻ trứng, sinh sản. Ngoài ra cũng không nên trồng quá nhiều cây xanh um tùm, sẽ tạo ra môi trường để muỗi trú ngụ. Nếu bạn là người đặc biệt thích thiên nhiên. Bạn muốn không gian xung quanh ngôi nhà có nhiều cây cối. Hãy thử tham khảo trồng các loại cây xanh đuổi muỗi nhé. Trong tự nhiên có một số cây xanh rất đặc biệt, có tính chất xua đuổi muỗi từ mùi hương của nó.

Sử dụng các loại dịch vụ phun thuốc diệt muỗi và côn trùng

Dịch vụ phun thuốc diệt muỗi và côn trùng tại nhà

Hiện nay có rất nhiều cách phòng chống muỗi. Nhưng mặt nào đó chưa hoàn toàn hiệu quả nhanh chóng và an toàn. Đối với phương pháp xịt chống muỗi bình thường, bạn không yên tâm vì không thể diệt được tận gốc và tác dụng lâu dài. Bạn lo lắng rằng mắc màn nhưng muỗi vẫn có thể chui vào. Rồi vệ sinh xung quanh không gian sống không được sạch sẽ? Ngoài các biện pháp chống muỗi nêu trên, còn có biện pháp phòng chống muỗi cực kỳ an toàn và hiệu quả. Đó là sử dụng dịch vụ và quy trình phun thuốc diệt muỗi sinh học chuẩn tại nhà.

Trong các dịch vụ diệt muỗi hiện nay, Kiểm Dịch Hà Nội nổi bật là dịch vụ tốt nhất đã. Đang được rất nhiều hộ gia đình sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân trong gia đình. Hãy liên hệ ngay tới Kiểm Dịch Hà Nội để được tư vấn dịch vụ với giá cả rất hợp lý nhé!

Kiểm Dịch Hà Nội: Trụ sở 68 Cầu Giấy, Quan Hoa, Hà Nội – và 07 cơ sở khác trên toàn Hà Nội. Hotline: 0962181767. Email: dietmuoi247@gmail.com. Website: www.kiemdichhanoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962181767
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon