Các loài kiến thường gặp ở Việt Nam

Nếu bạn sống ở Việt Nam, chắc hẳn đã từng bắt gặp các con kiến ở nhiều địa điểm khác nhau. Kiến là một trong những loài côn trùng rất phổ biến và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết được sự khác biệt giữa các loài kiến và đặc biệt là những loài kiến thông dụng ở Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loài kiến thường gặp ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tiềm hiểu nhé.

Các loài kiến và thông tin về chúng

Kiến có tên khoa học: Formicidae, là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng. Các loài trong họ này có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất.

Phân bố và đa dạng hóa

Kiến được tìm thấy trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực, và chỉ có một vài quần đảo lớn như Greenland, Iceland, các phần của Polynesia và Hawaii thì không có các loài kiến bản địa. Chúng đóng góp khoảng 15 – 20% (trung bình gần 25% ở các vùng nhiệt đới) trong tổng sinh khối động vật đất liền, cao hơn cả sinh khối của động vật có xương sống.

Kiến có kích thước thay đổi từ 0,75 đến 52 milimét (0,030 đến 2,0 in), loài lớn nhất là hóa thạch của Titanomyrma giganteum, kiến chúa có chiều dài 6 xentimét (2,4 in) với sải cách 15 xentimét (5,9 in). Kiến có nhiều màu sắc khác nhau, hầu hết chúng có màu đỏ hoặc đen, nhưng một vài loài có màu lục và các loài ở vùng nhiệt đới có ánh kim loại. Hơn 15.000 loài kiến hiện đã được phát hiện (với ước tính vào khoảng 22.000 loài), trong đó đa dạng hóa lớn nhất là ở các vùng nhiệt đới.

Tổ kiến

Thông thường có khoảng 100.000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một kiến chúa. Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính)…Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt giống loài với những con cùng loài khác tổ bằng mùi.

Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng suốt đời. Những trứng đó sau này sẽ là “thành viên” lao động của tổ.

Kiến línhLoài này không chiếm số lượng quá lớn trong tổ và nhiệm vụ của chúng là chỉ để canh gác tổ. Loài kiến thợ phát triển rất nhanh và giúp bảo vệ tổ của mình bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Ngoài ra chức năng của kiến lính là để đuổi các con kiến khác ra khỏi tổ của mình.

Cấu tạo cơ thể kiến

Tương tự như cấu tạo thường thấy của các loài côn trùng, cấu tạo cơ thể kiến được chia thành 3 phần: Đầu, ngực và bụng. Kích thước của kiến loài to nhất có thể đạt 2,5cm và loài nhỏ nhất có kích thước chỉ từ 0,1cm.

Phần đầu

Đầu kiến có 2 cặp ăng – ten, mắt, miệng. Trong đó phần ăng – ten nhận nhiệm vụ cảm nhận mùi vị, nhận biết môi trường xung quanh. Cặp ăng – ten của kiến có thể chuyển động liên tục để định hướng tìm kiếm thức ăn.

Phần ngực

Ngực kiến có 3 cặp chân, phần dưới cùng của chân có dạng cái móc giúp chúng leo trèo vô cùng dễ dàng. Đa phần kiến đều không có cánh, tuy nhiên với kiến chúa và kiến đực lại là ngoại lệ, chúng có 1 cặp cánh ở ngực để dùng khi giao phối.

Phần bụng

Là nơi tập trung rất nhiều cơ quan của kiến trong đó bao gồm: Cơ quan tiêu hóa, sinh sản… Hầu hết phần bụng của kiến đều có kim châm là vũ khí cực kỳ lợi hại để chúng tự vệ và bảo vệ tổ của mình.

Vòng đời của kiến

Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng. Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào những mùa ấm áp hay oi bức, kiến bay đầy trời. Đó chính là những con kiến đực và cái (đã trưởng thành, có thể sinh sản được) đang phối giống. Phối giống xong, con đực chết, cánh của những con đực rụng xuống cộng với phần cơ bắp của chúng chính là thức ăn duy trì sự sống cho con cái để sản sinh ra những con kiến thợ đầu tiên. Những con kiến thợ này đi kiếm ăn cho các con đẻ sau và cho kiến chúa.

Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.

Thức ăn

Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng. Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng (nghĩa là chúng không phải nghĩ hay tập làm những công việc này để làm như thế nào). Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.

Việc di chuyển thức ăn của chúng tương đối thuận lợi do có tính tập thể cao, chúng cùng nhau dìu thức ăn về tổ thành từng đàn, theo từng hàng lối nghiêm chỉnh. Thức ăn sẽ được chuyển vào khoang chứa riêng và được dự trữ

CÁC LOÀI KIẾN THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM

Kiến lửa

Hình dáng và kích thước

  • Kiến chúa dài 5/8”.
  • Kiến thợ dài 1/8”-1/4”.
  • Màu nâu đồng trên đầu và thân, có bụng màu sậm hơn.
  • Kiến lửa có râu chia làm hai phần rõ nét, dễ thấy nhất khi nhìn từ phần trước của kiến sinh sản cái.
Loài kiến lửa

Vòng đời

  • Sau khi phân đàn khỏi tổ và giao phối, kiến chúa tìm kiếm nơi phù hợp để đẻ trứng. Khi bị phát hiện, nó có thể đẻ lên đến 125 trứng vào cuối mùa Xuân.
  • Ấu trùng nở trong vòng 8 đến 10 ngày, và giai đoạn nhộng kéo dài từ 9 đến 16 ngày.
  • Ấu trùng ăn các chất tiết ra từ các tuyến nước bọt của kiến chúa và các cơ cánh gãy cho đến khi các kiến thợ đầu tiên xuất hiện. Sau khi lứa ấu trùng đầu tiên này nở thành kiến thợ, vai trò của kiến chúa trở lại giai đoạn đẻ trứng – kiến chúa có thể đẻ đến 1.500 trứng một ngày. Kiến thợ tiếp tục chăm sóc ấu trùng, xây tổ và tìm thức ăn.
  • Kiến đực có khả năng sinh sản được sinh ra vào cuối mùa.

Tập tính

  • Kiến thợ tìm kiếm các nguồn thức ăn là động vật chết, bao gồm côn trùng, giun đất, và động vật có xương sống. Kiến thợ còn thu gom dịch ngọt và tìm thức ăn ngọt, protein và chất béo.
  • Tổ kiến có thể là một ụ đất cao đến 40 cm hay kế các vật trên mặt đất, chẳng hạn khúc gỗ.
  • Nếu bị chọc tức, các con kiến này phản ứng hung hăng và có thể chích rất đau, gây ra một vết mụn nhọt trong vòng 48 giờ sau.
  • Các con kiến này là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và khu vực thành thị, phá hoại cây trồng và xâm nhập các khu dân cư từ trong ra ngoài.

Kiến đen

Hình dáng và kích thước

  • Tên khoa học của loại kiến này là Ochetellus
  • Kiến chúa Dài 9 mm, màu đen bóng, có những sọc màu nâu nhẹ trên bụng. Kiến chúa có thể đạt đến chiều dài 6-9mm và nhỏ hơn đối với kiến chúa mới.
  • Kiến đực Dài 3.5–4.5 mm, thon, màu đen. Chúng xuất hiện với một cơ thể bóng tối với hình dạng khác với kiến thợ, gần giống như một con con ong bắp cày. Chúng dài từ 5–7mm và có đôi cánh mỏng manh.
  • Kến thợ Dài 3–5 mm, kiến thợ có màu đen bóng.

Vòng đời

  • Ấu trùng nở ra khỏi trứng thành một ấu trùng màu trắng, hẹp hơn về phần đầu
  • Ấu trùng phát triển thành nhộng và có màu trắng kem. Đôi khi có kén tơ bảo vệ quanh chúng
  • Con trưởng thành có ba phần rõ ràng: đầu, ngực và bụng.
  • Mất 6 tuần để trứng và kiến phát triển thành con trưởng thành; giai đoạn này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loài kiến, nhiệt độ, lượng thức ăn
  • Ở loại kiến Ochetellus này, trứng thụ tinh trở trành con cái, trứng không thụ tinh thì trở thành con đực

Tập tính

  • Kiến đen thuộc loài ăn tạp, chúng ăn sâu bọ, đồ ngọt, mật ong, thực phẩm, nhựa cây và ngũ cốc.
  • Kiến thợ di chuyển thành một đàn và để lại mùi hương đánh dấu trên đường đi cho những con kiến khác tự tìm theo.
  • Tổ của chúng có kích thước lớn, luôn được che chắn kĩ càng và là nơi trú ngụ của hàng ngàn con kiến.
  • Những con kiến đen nhỏ thích sống trong các thân gỗ mục, ngoài ra, chúng còn làm tổ trong các vết nứt của bức tường hay dưới các tảng đa,…

Kiến hôi (kiến riệng)

Hình dáng và kích thước

  • Dài từ 1/16 đến 1/8 inch
  • Râu có 12 đốt và không kết thúc bằng một đầu chùy to
  • Thân của chúng màu nâu sẫm hoặc đen với với 6 chân và 1 bướu trên eo, nấp dưới bụng.
  • Ngực chúng hầu như phẳng lỳ khi nhìn từ bên cạnh.
  • Đặc điểm riêng biệt của kiến dừa nhà là mùi dừa thối phát ra khi nghiền nát cơ thể chúng, khiến rất nhiều người cảm thấy vô cùng kho chịu.
Kiến hôi hay kiến riệng

Vòng đời

  • Kiến hôi thông qua quá trình biến thái hoàn toàn theo vòng đời sinh trưởng, bắt đầu từ trứng, ấu trùng, nhộng và cuối cùng là trở thành kiến trưởng thành.
  • Thời gian để trứng phát triển thành kiến trưởng thành phụ thuộc vào các nhân tố khả biến, như nhiệt độ, nhưng trung bình khoảng 34-83 ngày.

Tập tính

  • Tổ kiến hôi thường được tìm thấy ở khắp nơi. Trong các tòa nhà, chúng thường làm tổ trong các bức tường hoặc dưới sàn nhà.
  • Chúng thường xâm nhập vào nhà khi trời mưa. Kiến hôi di chuyển theo đàn, kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm.
  • Chúng hoạt động với số lượng vô cùng đông đảo để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Kiến thợ mộc

Hình dáng và kích thước

  • Con kiến thợ có kích thước lên đến 1/2 inch (1,27 cm), kiến chúa lớn hơn một chút. Trong một thuộc địa kiến thợ mộc, bạn có thể thấy những con kiến ​​có kích cỡ khác nhau, kiến thợ cũng có khi chỉ đạt kích thước 1/4 inch (0,63 cm).
  • Màu sắc rất đa dạng giữa loài này với loài khác. Trong đó, kiến thợ mộc đen chiếm số lượng đông đảo nhất, chúng có màu tối trong khi những loài khác có thể có màu vàng hoặc đỏ.

Vòng đời

  • Kiến thợ mộc trải qua quá trình biến đổi hoàn toàn gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Khi đạt tới giai đoạn trưởng thành, kiến có 3 hình thức: kiến thợ, kiến cánh (kiến sinh sản), kiến lính (kiến canh giữ tổ).
  • Kiến cánh đực và kiến cánh cái sẽ bắt cặp cùng nhau, bay ra khỏi tổ vào mùa xuân để giao phối. Kiến cánh cái sẽ trở thành kiến chúa.
  • Nó đẻ trứng trong một hốc gỗ nhỏ hoặc ở một vị trí an toàn. Kiến chúa đẻ khoảng 20 trứng, chúng nở sau 3-4 tuần.
  • Sau ba tuần, ấu trùng hóa nhộng. Cần thêm ba tuần nữa để trưởng thành trước khi chúng bước ra từ cái kén.

Tập tính

  • Loài kiến thuộc chi Camponotus này cũng sử dụng các đường mòn xúc giác để tìm đường đi và quay lại. Con kiến ​​cảm nhận và nhớ những cạnh, rãnh và rặng núi rõ rệt ở thân cây hoặc vỉa hè khi chúng di chuyển qua. Chúng cũng sử dụng dấu hiệu thị giác trên đường đi. Vào ban đêm, kiến ​​thợ mộc sử dụng ánh trăng để tự định hướng.

  • Để xoa dịu sự thèm ăn của họ đối với đồ ngọt, kiến thợ mộc sẽ “chăn” đàn rệp vừng. Rệp vừng ăn các loại nước ép bên trong thân cây, sau đó bài tiết ra một dung dịch đường được gọi là dịch ngọt(honeydew). Con kiến ​sẽ ​ăn honeydew giàu năng lượng.

Kiến đường

Hình dáng và kích thước

  • Nâu đen hay hơi đen, dài 1/8”, 6 chân
  • Chúng có 2 gai ở phần lưng và 2 đốt ở trên phần cuống giữa ngực và bụng.
  • Một đường rãnh trên đầu và ngực không bằng phẳng và một cặp gai.
  • Râu có 12 đốt có phần đầu to ra có 3 đốt.
  • Kiến cánh thường bị nhầm lẫn với mối.
Kiến hôi hay kiến riệng

Vòng đời

  • Một đàn có nhiều kiến chúa.
  • Phân đàn xảy ra quanh năm.
  • Sự phát triển của kiến đường ước tính khoảng 6-8 tuần từ giai đoạn trứng đến trưởng thành.

Tập tính

  • Thức ăn – ăn gần như bất kỳ món gì mà người ăn, và ngoài ra còn là thức ăn vật nuôi.
  • Thị lực – thường thấy chúng vô nhà để tìm thức ăn, thường gặp nhất là ban đêm. Có thể đi qua các đường ống và dây điện.
  • Xây tổ – trong bãi cỏ hay dưới các tảng đá, gỗ hay tấm ván. Các ụ đất được xây dọc theo lối đi, ván gỗ ốp chân tường và gần lớp bê tông móng thành từng cụm.

Kiến Pharaoh

Hình dáng và kích thước

  • Kiến thợ dài 1,5 – 2mm, màu nâu vàng có bụng nâu.
  • Con đực dài 3mm, màu đen, có cánh.
  • Kiến chúa dài 3,5-6 mm, màu đỏ sậm có cánh.
  • Mắt đen, 2 đốt nhỏ ở cuối.

Vòng đời

  • Kiến thợ có thể phát triển từ trứng đến trưởng thành trong ít nhất là 38 ngày và có thể sống trong 9 đến 10 tuần.
  • Kiến pharaoh chúa có thể sống từ 4 đến 12 tháng, nhưng kiến pharaoh đực chết trong vòng ba đến năm tuần sau khi giao phối.
  • Kiến Pharaoh không bay theo đàn và giao phối như các loài kiến khác thường làm. Thay vào đó, các tổ sẽ có nhiều kiến chúa có khả năng sinh sản. Chúng sẽ di chuyển đến các địa điểm khác để bắt đầu một tổ mới của riêng mình.

Tập tính

  • Kiến pharaoh có thể tận dụng lợi thế của hệ thống sưởi nhân tạo trong các tòa nhà để sống sót khi thời tiết trở lạnh. Kiến thường tấn công các khu vực dịch vụ thực phẩm.
  • Chúng sẽ làm tổ ở các khu vực được bảo vệ tốt và giấu mình trong các cấu trúc. Nhưng chúng cũng có thể làm tổ ở ngoài trời tại những bãi cỏ hoặc nơi khí hậu ấm áp.
  • Kiến Pharaoh ăn tất cả các loại thực phẩm, đặc biệt là đồ ngọt. Chúng cũng ăn các côn trùng khác.

Kiến ma

Hình dáng và kích thước

  • Đầu và ngực của chúng có màu tối sẫm.
  • Kiến thợ dài khoảng 1,3-1,5 mm. Kiến ma có liên quan đến kiến hôi.
  • Giống như kiến hôi, kiến ma cũng phát ra mùi giống như dầu dừa hôi khi chúng bị nghiền nát.
Kiến hôi hay kiến riệng

Vòng đời

  • Kiến chúa đẻ ra nhiều trứng. Những trứng này sau đó phát triển thành các thành viên của các tổ khác.
  • Tổ mới thường được hình thành qua một quá trình gọi là phối giống. Phối giống thường là khi kiến chúa và một đội ngũ kiến thợ tách ra từ tổ chính để hình thành tổ mới.
  • Điều này có thể xảy ra nhiều lần, tùy thuộc vào số lượng của các kiến chúa.

Tập tính

  • Kiến ma ăn mật ngọt mà chúng có được từ những con côn trùng ăn cây, thường là từ rệp. Kiến thợ cũng thu thập nhiều côn trùng để làm thức ăn cho tổ. Khi vào nhà, kiến ma thường thích ăn đồ ngọt.
  • Ngoài trời, kiến con ma làm tổ trên mặt đất. Chúng thường làm tổ bên cạnh đá, gỗ và các đống củi.
  • Trong nhà, kiến ma thường làm tổ trong các chậu hoa, phía sau ván chân tường, lỗ rỗng ở tường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962181767
chat-active-icon