Con gián và các loại gián Đức, Mỹ (nhà), Phương Đông thường gặp tại nhà

Bạn đang tìm hiểu thông tin thêm về loài gián. Bạn có biết trên thế giới có hơn 4.000 loài gián, trong đó chỉ có khoảng 40 loài được xem là côn trùng gây hại trong khi những loài khác có lợi cho môi trường tự nhiên. Tại Việt Nam, con gián Đức, Mỹ và gián phương Đông là phổ biến. Khi có hiểu biết nhiều hơn về vòng đời và thói quen của chúng, chúng ta sẽ nhận biết các phương pháp kiểm soát gián hiệu quả nhất. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về 3 loại gián này nhé.

Con gián Mỹ (nhà)

Con gián Mỹ (gián nhà)

Tên khoa học: Periplaneta americana – Tên tiếng Anh: American cockroach.

Đây là loại “thân quen” nhất đối với con người. Người ta gọi gián Mỹ là “công dân toàn cầu” có lẽ do chúng có mặt ở khắp mọi nơi.

Bạn có thể nhìn thấy gián Mỹ trên các đường cống, trong bếp hoặc thậm chí ngay trong phòng ngủ của Bạn. Nhưng có một khu vực ít người để ý, mà chúng tôi vẫn thường xuyên lưu ý các hộ gia đình cần quan tâm. Đó là bể nước ngầm. Hãy một lần mở nắp bể nước ngầm nhà bạn, có thể Bạn sẽ rùng mình khi thấy hàng trăm con gián treo mình phía trên bể nước. Chắc Bạn cũng hình dung ra được vấn đề vệ sinh như thế nào rồi chứ? Vì thế, ngoài việc thường xuyên có các biện pháp diệt gián, Bạn hãy nhớ bịt kín nắp bể và định kỳ thau dọn bể nước ngầm nhà mình nhé.

>>> Tin liên quan: Dịch vụ diệt gián Mỹ (nhà) tại Hà Nội

Đặc điểm nhận dạng con gián Mỹ (nhà)

Dài 3,5cm – 4cm, gián Mỹ là loài có thân hình lớn nhất trong thế giới các loài gián. Chúng có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ, với đôi cánh dài, xếp bằng. Ở con đực, cánh dài quá thân. Còn ở con cái, cánh dài bằng phần thân. Gián Mỹ có khả năng bay tốt hơn so với các loài gián khác. Gián nhà màu nâu thẫm, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng

Đầu gián Mỹ do một số đốt của phần trước cơ thể hợp thành. Tuy nhiên, ở dạng trưởng thành không thể phân biệt được ranh giới giữa các đốt. Chúng có kiểu đầu miệng dưới, bởi vì miệng hướng xuống dưới.

Trên đầu có một đôi mắt kép, một đôi mắt đơn, một đôi anten và phần phụ miệng. Cặp mắt kép của nó khá lớn, màu đen. Trên bề mặt của mắt kép có một đôi anten hình sợi, vuốt nhỏ về phía đầu. Đốt gốc lớn nhất và nằm trong hốc anten. Phía dưới hốc anten là một mắt đơn rất nhỏ màu trắng.

Thức ăn của con gián Mỹ

Gián Mỹ nối tiếng là chỉ ăn thức ăn có độ ẩm – như thức ăn của con người và thú cưng. Điều này khiến chúng không chỉ là vấn đề của mỗi người mà còn gây rắc rối trong nhà. Nếu bạn nhìn thấy một con gián to đang ăn thức ăn của bạn hoặc của chó thì rất có thể đó là gián Mỹ.

Vòng đời con gián nhà

Con cái đẻ 10 – 90 bọc trứng, mỗi bọc trứng chứa 14 – 28 trứng.
Gián non mất 150 ngày để phát triển thành con trưởng thành.
Vòng đời của con trưởng thành từ 100 ngày đến 3 năm.

Dấu hiệu xuất hiện gián Mỹ

Bạn có thể nhìn thấy chúng đang chạy trong nhà. Gián Mỹ có thể chạy rất nhanh, và thông thường chúng chạy vào một khu vực tối. Nếu bị giật mình, chúng thậm chí có thể bay.

Phân: Gián Mỹ để lại phân của chúng ở các khu vực tối, nơi chúng ẩn nấp. Bạn cũng có thể tìm thấy phân trong tầng hầm, tủ đựng thức ăn hoặc chén dĩa cũng như phía sau các thiết bị gia dụng. Phân gián Mỹ nhỏ và đôi khi người ta nhầm với phân chuột. Phân chúng có lằn ở hai bên và hơi tròn ở đuôi. Đuôi phân chuột thì hơi nhọn. Chuột lại hay liếm lông nên phân chuột thường lẫn lông của chúng trong đó.

Bọc nang trứng: Các bọc nang trứng của gián Mỹ dài khoảng 38 mm. Chúng có màu đỏ sậm hoặc nâu đen. Bạn thường tìm thấy các bọc trứng trong tầng hầm, phòng giặt hoặc nhà bếp, cũng có thể dưới tủ hoặc phía sau thiết bị. Gián Mỹ cũng giấu các bọc trứng của chúng phía sau những đồ vật cất trong nhà để xe và nhà kho.

Mùi: Chúng tạo ra một chất gọi là “pheromone tập hợp”. Mùi của chất này khiến chúng tụ thành từng đàn. Một số người mô tả các chất này có mùi giống như mùi “mốc”. Khi số lượng gián bắt đầu tăng lên, những người có mũi nhạy cảm có thể ngửi thấy chúng.

Tác hại của gián nhà

Gián Mỹ không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh. Trong số đó, thông dụng nhất là E. coli và Salmonella. Đối với cơ thể người, hai loại vi khuẩn này có thể gây ra ngộ độc và những chứng bệnh liên quan hệ tiêu hoá. Các triệu chứng thường gặp như là đau bụng, co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Một số trường hợp tiêu chảy kéo dài nếu không được nhập viện kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.

Riêng với vi khuẩn Salmonella, vi khuẩn này có thể gây ra nhiễm khuẩn đường ruột. Gây ra những hiện tượng như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng quằn quại,… Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây lan từ ruột vào máu và đi đến những nơi khác. Từ đó, vi khuẩn này có thể gây viêm tại các cơ quan khác của cơ thể. Song song đó, nó còn có thể lây nhiễm ký sinh trùng, virus gây bệnh và cả nấm khác nhau cho con người.

Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.

Có lẽ không khó để nhận ra loại gián này. Tuy nhiên, rất có thể cho đến hôm nay bạn mới biết nó có tên là gián Mỹ, rất nhiều người như vậy.

Con gián Đức

Con gián Đức

Tên khoa học: Blattella germanica – Tên tiếng Anh: German cockroach.

Gián Đức là loại gián phổ biến được tìm thấy trong hầu hết gia đình Việt đặc biệt là các hộ ở chung cư. Không chỉ có tốc độ phát triển mạnh mẽ, phá hoại vật dụng ở mức báo động, gián Đức còn có khả năng kháng thuốc diệt côn trùng và ngày càng trở nên bạo dạn hơn. Để kiểm soát diệt gián Đức hiệu quả, cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc hoá học lại không được khuyên dùng lâu dài. Đặc biệt đối với gia đình có trẻ nhỏ và thú cưng. Chính vì thế, các chuyên gia côn trùng học cho rằng tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện và ngăn ngừa sự xâm nhập của chúng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi không gian sống.

Đặc điểm nhận dạng của gián Đức

Là loài có kích thước nhỏ nhất trong số tất cả các loài gián. Thân hình thon, dẹt. Con trưởng thành dài từ 1,5cm – 2cm. Cánh dài quá phần bụng, xếp bằng. Mặc dù có cánh nhưng gián Đức gần như không có khả năng bay. Bù lại, chúng chạy rất nhanh.

Đặc điểm dễ nhận dạng nhất là gián Đức có màu vàng nhạt, có 2 sọc tối màu chạy dọc từ đầu xuống cánh.
Theo ghi nhận của chúng tôi, con gián Đức xuất hiện tại Việt Nam giai đoạn đầu những năm 2000. Ban đầu, chủ yếu xuất hiện ở các sân bay và tại một số gia đình có người thường xuyên công tác, du lịch nước ngoài. Những năm gần đây, gián Đức phát sinh ở khắp mọi nơi. Có thể thấy chúng ở trường học, nhà máy, xí nghiệp cho tới nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các hộ gia đình.

Con Gián Đức hoạt động mạnh cả ngày và đêm. Chúng thường chui vào trong các tủ đồ, tủ bếp, hộc tủ, ngăn kéo,…Ngay cả các thiết bị điện như ổ cắm, tủ lạnh, bếp điện, lò nướng, lò vi sóng,….cũng là nơi trú ẩn của chúng.

Vì sao gián Đức có mặt ở Việt Nam?

Theo thông tin từ website côn trùng gây hại kiemdichhanoi.com, con gián Đức thích nghi với môi trường ấm áp (21°C) và ẩm ướt. Khí hậu Việt Nam nóng ẩm vô tình trở thành môi trường phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ của chúng. Chính vì thế mà loài côn trùng gây hại này nhanh chóng trở thành mối đe dọa với hầu hết gia đình Việt.

Hầu hết các loại gián thích môi trường ẩm ướt, nhiều thức ăn và nguồn nước bẩn. Tương tự với khu vực tồn đọng nhiều rác thải, đường xá thường xuyên bị ngập, đọng. Điều này lý giải cho việc gián Đức xuất hiện nhiều hơn ở các thành phố lớn, nơi mật độ dân sinh và nhà dân cao, cùng lượng rác thải lớn đã tạo điều kiện cho loài gián sinh sôi, phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Những nơi Gián Đức thường xuyên xuất hiện

Tại Việt Nam, gián Đức được xem là côn trùng gây hại phổ biến trong nhà. Chúng thường được tìm thấy trong khu vực bếp và phòng tắm. Gián Đức rất khó bị tiêu diệt vì chúng có thể sống sót mà không cần đầu. Cơ thể mảnh khiến gián Đức có thể ẩn nấp gọn trong vết nứt nhỏ hơn so với bản thân. Chính vì thế mà bạn dễ dàng bắt gặp chúng giữa vách và kệ tủ, hoặc dưới sàn tủ lạnh,… Dưới đây là những khu vực mà chúng thường xuyên lui tới:

Con gián Đức thường ở đâu?

Nhà bếp: Không gian ấm áp cùng với các thiết bị thường xuyên được sử dụng ở nhiệt độ cao như lò nướng, máy pha cà phê tạo điều kiện lý tưởng cho loài gián trú ngụ. Độ ẩm cao, nhiệt độ ấm áp và nhiều mảnh vụn thức ăn kích thích sự xâm nhập của chúng.
Kệ, tủ: Thức ăn hạt dễ rơi, vãi như gạo, ngũ cốc sẽ thu hút sự chú ý của chúng. Con Gián Đức xâm nhập vào kệ, tủ thông qua các vết nứt dài, hoặc cửa chưa được khép kín.

Các đường ống thường được lắp đặt ở những nơi tối, như tầng hầm hay dưới bồn rửa chén. Bóng tối cùng độ ẩm từ dòng nước rò rỉ, nhỏ giọt tạo điều kiện sống hoàn hảo cho chúng.
Vết nứt, kẽ hở trong nhà: Các vết nứt và kẽ hở tạo thành nơi ẩn nấp tuyệt vời cho gián. Các vết nứt thường xuất hiện ở chân tường, góc trang trí, phía sau khung hình và nơi đồ tái chế như giấy, báo được lưu trữ.

Tốc độ sinh sản nhanh

Một con gián cái Đức có thể sản sinh 50 trứng/ 3 tháng và sinh tối đa 6 lần/ năm. Mở rộng lên tới 10 triệu con cháu đến bốn thế hệ chỉ trong vòng 12 tháng. Điều này khiến các sản phẩm diệt côn trùng nhanh chóng trở nên vô nghĩa và kém hiệu quả hơn so với trước đây.

Khả năng kháng chéo với sản phẩm diệt côn trùng

Gián Đức là một trong những loài côn trùng học được cách kháng với thuốc hóa học do con người sử dụng để chống lại chúng. Điều này khiến các chuyên gia côn trùng cân nhắc việc sử dụng kết hợp luân phiên nhiều sản phẩm và thay thế bẫy gel thay vì thuốc xịt.

Kháng chéo là trường hợp vẫn sống sót sau khi tiếp xúc sản phẩm diệt côn trùng. Sau đó có thể chống lại các sản phẩm diệt côn trùng ở các mức độ khác nhau. Việc gián Đức phát triển khả năng kháng chất diệt côn trùng khiến việc kiểm soát các loài côn trùng gây hại này trở nên khó khăn hơn. Thay vào đó, để kiểm soát sự phát triển của gián Đức, chúng ta cần sử dụng hỗn hợp bẫy gel. Đặc biệt cần cải thiện vệ sinh nhà ở và hút bụi thường xuyên.

Tác hại của con gián Đức

Ngoài việc gây mùi hôi khó chịu, con gián Đức còn lây truyền một số bệnh cho con người qua đường tiêu hóa. Chúng cũng gây hại cho hàng hóa, đặc biệt đối với các loại thực phẩm. Do thường chui vào trong các thiết bị điện, gián Đức cũng là nguyên nhân gây chập cháy thiết bị điện.

Chúng có thể gây ra nhiều dạng của bệnh dạ dày – ruột như ngộ độc thực phẩm, lỵ, tiêu chảy và nhiều bệnh khác. Tổ chức vi sinh vật gây bệnh bám vào chân hoặc thân chúng và nhiễm vào thức ăn khi gián bò lên. Trên cơ thể nó cũng có nhiều chất gây dị ứng. Có thể gây ra phản ứng như đỏ da, mắt chảy nước, hắt hơi, ngạt mũi và bệnh hen suyễn.

Con gián phương Đông

Con gián phương Đông

Tên khoa học: Blatta orientalis – Tên tiếng Anh: Oriental cockroach.

Có thể đây là loài ít người biết tới nhất do chúng ít xuất hiện bên trong nhà và các khu vực con người sinh hoạt. Sẽ dễ tìm thấy chúng hơn ở các khu vực có nhiều rác mục, ẩm ướt hoặc trong các đống gạch vữa lâu ngày. Bạn cũng có thể thấy chúng trong tầng hầm chung cư nhà mình nếu ở đó có độ ẩm cao.

Chiều dài khoảng 1 (2,5 cm) lúc trưởng thành. Nó có màu nâu sẫm đến đen và có một cơ thể bóng. Các Gián phương Đông có ngoại hình hơi khác nhau so với con đực. Con cái có một cơ thể rộng hơn so với con đực.

Nhận dạng con gián Phương Đông

Có màu đen bóng hoặc nâu đen bóng, gián phương Đông là loài vốn sống ngoài tự nhiên. Nhưng đôi khi xâm nhập vào nhà, gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người. Chúng có thể tận dụng các vết nứt trên cánh cửa hoặc đường ống cống để đi vào nhà.
Gián phương Đông rất dễ phân biệt với các loài gián khác trong nhà, bởi màu sắc và kích thước cơ thể và cánh. Gián phương Đông chỉ dài 25mm và cánh chỉ bằng 3/4 cơ thể, để lộ phần bụng trơ trọi.
Con cái trưởng thành thường lớn hơn, chúng đạt chiều dài 32mm và chỉ có duy nhất một phần cánh trên. Cả con đực và con cái đều không có khả năng bay.

Hành vi – ăn uống – tập tính

Gián phương Đông chủ yếu sống ngoài trời, chúng vốn là loài sống ngoài tự nhiên. Hầu hết tổ của chúng thường được tìm thấy dưới những tảng đá hoặc dưới lớp lá.
Nếu nhà bạn có các kẻ hở trên tường, đât sẽ sẽ lời nơi lý tưởng vì nơi đây thiếu ánh sáng, ẩm, ấm rất thích hợp cho chúng. Ở khu vực đô thị, gián Phương Đông có thể được tìm thấy số lượng lớn sống trong cống rãnh.
Gián phương Đông có sở thích ăn rác, rác bẩn hoặc các chất đang phân rã. Tuy nhiên, loài này phụ thuộc vào nước hơn. Chúng không thể sống quá 7 ngày nếu thiếu nước. Trong khi đó chỉ chết sau 4-5 ngày nếu không được ăn.

Tốc độ sinh sản của gián Phương Đông

Trung bình một con gián phương Đông đực có thể sống từ 110 đến 160 ngày. Trong khi đó con cái có thể sống từ 35 đến 180 ngày. Con cái có thể đẻ 8 lứa với khoảng 16 trứng mỗi lứa được bảo vệ trong túi trứng.
Sau khoảng 30 giờ khi con cái tạo ra túi trứng, nó sẽ tìm một nơi an toàn và đặt xuống, đợi chờ trứng trứng nở. Thời gian phát triển của gián phương Đông ảnh hưởng rất nhiều vào khí hậu.
Vào những tháng nóng, phải mất khoảng 200 ngày để trứng phát triển đến trưởng thành. Tuy nhiên, trong thời tiết lạnh hơn, quãng thời gian này có thể kéo dài lên đến 800 ngày.

Dấu hiệu nhà xuất hiện

Trong những tháng hè nóng nực, không khó để nhận ra những con gián phương Đông đang tụ tập dưới những nơi đất ẩm hoặc thậm chí có thể chạy ra khỏi cống rãnh vào ban đêm.
Cũng giống gián Mỹ và các loài khác, chúng thường hoạt động về đêm và dễ dàng tìm thấy trong những nơi tối tăm, nóng ẩm, thiếu ánh sáng và đặc biệt nơi đó ẩm thấp.

Túi trứng: Túi trứng (hay còn gọi oothecas) của gián phương Đông có màu nâu đậm hoặc đỏ, dài 8mm-10mm. Mỗi túi trứng chứa 16 trứng, được thả vào nơi an toàn sau 30 giờ nó được sản xuất.

Mùi: Ở các khu vực số lượng gián phương Đông nhiều có thể phát ra mùi hôi rõ ràng. Mùi này là hóa chất (Pheromones) được tiết ra bởi chúng được sử dụng để giao tiếp trong bầy đàn.

Tác hại của gián Phương Đông

Có nhiều ghi chép về chúng dẫn đến các bệnh nguy hiểm như: ngộ độc thực phẩm, bệnh thương hàn, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột,…
Ngoài những tác hại về mặt sức khoẻ. Chúng còn tạo ra một số rắc rối khác cho cuộc sống của bạn và những người xung quanh.
Các chất bài tiết của loài gián thì có mùi hôi rất khó chịu và đọng lại lâu. Không chỉ thế, chính bản thân chúng cũng có một mùi hôi rất đặc trưng. Mùi của chúng gây dị ứng cho một vài người

Trên đây là thông tin về 3 loại gián phổ biến mà chúng ta hay bắt gặp tại nhà. Hi vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn nhận biết và phân biệt được chúng nhé. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẽ cho nhiều người biết thêm nhé.

Và nếu bạn có nhu cầu mua thuốc hay dịch vụ diệt gián. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá miễn phí nhé.

Trung Tâm Kiểm Dịch Hà Nội – Chuyên gia diệt côn trùng

Trụ sở: 68 Cầu Giấy – Cầu Giấy
Cơ sở 1: 26 Cầu Diễn – Từ Liêm. Cơ sở 2: 463 Thụy Khuê – Tây Hồ. Cơ sở 3: 68 Hàng Bài – Hoàn Kiếm. Cơ sở 4: 246 Nguyễn Trãi – Hà Đông. Cơ sở 5: 368 Minh Khai – Hai Bà Trưng. Cơ sở 6: 256 Nguyễn Văn Cừ – Long Biên. Cơ sở 7: 115 Định Công – Hoàng Mai
Điện thoại: 0962 181 767 – 024.62.53.6181 – Email: dietmuoi247@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0962181767
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon